Tất tần tật về phù chân khi mang thai - Nguyên nhân và giải pháp cải thiện

March 21,2020

Phù nề ở tay và chân khi mang thai là một hiện tượng sinh lý không khó thấy ở nhiều phụ nữ, càng đến gần ngày sinh hiện tượng ngày càng dễ xuất hiện hơn. Mẹ bầu và gia đình hãy tham khảo bài dưới đây để rõ hơn về tình trạng này nhé! Bài viết sẽ bao gồm các phần sau:

  1. Biểu hiện của tình trạng phù chân trong thai kỳ.
  2. Nguyên nhân của tình trạng phù chân ở phụ nữ mang thai.
  3. Phù chân khi mang thai là bình thường hay bất thường và có nguy hiểm không?
  4. Có phải bà bầu bị phù chân là báo hiệu sắp sinh không?
  5. Biện pháp cải thiện và ngăn ngừa tình trạng phù chân tay mang thai.

Mẹ có phải đang bị phù chân thai kỳ hay không và việc phù chân này có ảnh hưởng gì, hãy xem phần đầu tiên của bài viết này để có được câu trả lời nhé!

1. Biểu hiện của tình trạng phù chân trong thai kỳ

Biểu hiện dễ thấy nhất của trình trạng phù chân ở bà bầu là chân bị sưng phù lên từ phần cổ chân trở xuống bàn chân. Người mẹ sẽ không cảm thấy đau đớn nhưng việc này mang đến cảm giác không thoải mái và gây bất tiện cho sinh hoạt hàng ngày.

phu-chan-khi-mang-thai

Chân sưng to, nhất là ở vị trí mắt cá trở xuống bàn chân

2. Nguyên nhân của tình trạng phù chân ở phụ nữ mang thai

Các nguyên nhân chính thường thấy nhất bao gồm:

  • Khi mang thai, lượng máu và chất lỏng trong cơ thể người mẹ được sản sinh thêm 45-50% so với người bình thường, đây là cơ chế tự nhiên giúp nuôi dưỡng thai nhi. Đây cũng là nguyên nhân gây phù nề phổ biến nhất ở bà bầu.
  • Nguyên nhân thứ hai là giãn tĩnh mạch. Tử cung của người mẹ sẽ lớn dần theo kích thước thai nhi và chèn lên mạch chủ dưới. Tử cung càng to thì sức ép càng lớn khiến máu dồn về chân gây phù nề vì những mạch chủ đó chịu trách nhiệm bơm máu từ chi dưới về tim.
  • Trong thai kỳ, cơ thể sẽ chứng kiến sự thay đổi của các hormone, việc này làm cho thành các mạch máu mềm hơn bình thường, gây khó khăn trong quá trình vận chuyển máu từ chi dưới về tim khiến cho máu bị tụ lại ở phần chân.

phu-chan-khi-mang-thai

Tử cong mở rộng chèn vào các tĩnh mạch dưới khiến cho máu từ chân khó lưu thông về tim hơn

Song song đó, nếu người mẹ có chế độ ăn dư Natri (nhiều muối), thiếu kali, sống trong môi trường thời tiết nắng nóng, phải đứng quá lâu hay mang giày cao gót liên tục cũng dễ bị mắc chứng phù chân.

3. Phù chân khi mang thai là bình thường hay bất thường và có nguy hiểm không?

Chúng ta có thể gặp tình trạng phù chân ở rất nhiều người mẹ đang mang thai, đây là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể. Sau khi sinh bé, tình trạng này cũng sẽ không còn. Dù vậy bạn cũng không nên chủ quan vì sưng phù cũng có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề nghiêm trọng mà cần phải nhận sự tư vấn kịp thời của chuyên gia, cụ thể như sau:

  • Phù chân kèm với đau đầu nặng nhiều ngày.
  • Bị giảm sút thị lực.
  • Không có dấu hiệu thuyên giảm phù nề sau khi đã thực hiện các biện pháp cải thiện.
  • Nôn ói với bất cứ triệu chứng nào.
  • Phần dưới xương sườn đau dữ dội.

Nguy cơ bị mắc hội chứng tiền sản giật (hội chứng huyết áp cao do mang thai) khi gặp phải các triệu chứng kể trên là khá cao. Cần phải được điều trị kịp thời khi xuất hiện hội chứng này (thường sau tuần thứ 20 của thai kỳ) để tránh mắc phải tiền sản giật - có nguy cơ gây biến chứng cho cả mẹ và bé. Gia đình và chính người mẹ nên liên tục theo dõi nhịp tim bé và huyết áp của mẹ để kiểm soát tiền sản giật.

phu-chan-khi-mang-thai

Mẹ hãy luôn cẩn thận theo dõi các triệu chứng để kịp thời ứng phó

4. Có phải bà bầu bị phù chân là báo hiệu sắp sinh không?

Phù chân tay khi mang thai vào những tháng cuối thường phổ biến hơn vào các tháng trước đó của thai kỳ. Điều này đã được lý giải ở nguyên nhân thứ hai gây nên tình trạng phù nề ở trên. Những tháng cuối, thai nhi đã phát triển đến độ lớn gần như hoàn chỉnh, chèn ép nhiều hơn vào các tĩnh mạch dưới, cản trở sự lưu thông của máu từ chi dưới về tim, máu tích lại và làm chân sưng phù nhiều hơn.

phu-chan-khi-mang-thai

Càng gần ngày sinh, khả năng bị phù chân càng cao hơn

5. Biện pháp cải thiện và ngăn ngừa tình trạng phù chân khi mang thai

Dưới đây là một số phương pháp đã được rất nhiều người mẹ áp dụng để cải thiện và ngăn ngừa phù chân trong thai kỳ:

  • Massage chân và bàn chân: Nhẹ nhàng xoa bóp từ mắt cá chân đến bàn chân và từng ngón chân, ấn nhẹ và các huyệt lõm vào theo thứ tự từ trên xuống dưới. Biện pháp này giúp tạo áp lực lên chân để giảm hiện tượng sưng tấy.
  • Sử dụng thảo dược: Pha thảo dược vào nước ấm khoảng 40oC và ngâm chân trong vòng 10 – 15 phút, hoặc bạn cũng có thể chỉ ngâm chân trong nước ấm bình thường, cũng sẽ giúp giảm sưng phù chân.
  • Chêm một chiếc gối thấp phía dưới đầu gối khi ngủ để giúp máu dễ lưu thông hơn.

phu-chan-khi-mang-thai

  • Bó chân với vớ nén y tế (vớ y khoa).

phu-chan-khi-mang-thai

  • Hạn chế ăn mặn: Thực phẩm có hàm lượng natri cao sẽ khiến cho tình trạng phù nề trở nên nặng hơn. Hãy chú trọng ăn các món thanh đạm như súp, đồ hầm, đồ  luộc và giảm ăn các món mặn như cá muối. Bí ngô là món ăn lợi tiểu giúp làm giảm phù nề tạm thời nhưng hãy hạn chế sử dụng nhất có thể vì nó có thể làm giảm lượng máu trong cơ thể.

phu-chan-khi-mang-thai

  • Mang giày thoải mái và vừa chân: Một đôi giày vừa vặn hoàn hảo với đôi bàn chân sẽ giúp quá trình lưu thông máu được tốt hơn, vậy nên hãy chọn cho mình một đôi giày gót thấp mang đến cảm giác thoải mái nhất, sẽ càng tốt hơn nếu đó là một đôi chuyên dành cho việc đi bộ.

phu-chan-khi-mang-thai

  • Thường xuyên đi bộ ngắn để ngăn máu tích tụ.
  • Luôn giữ tư thế chân thoải mái khi ngồi hay nằm.

 

Hy vọng Spectra Baby Vietnam đã cung cấp phần nào đầy đủ các thông tin mẹ bầu cần biết về tình trạng phù chân ở phụ nữ mang thai. Chúng tôi luôn hy vọng có thể cùng đồng hành với gia đình suốt chặng đường mang thai đến khi chăm bé trưởng thành. Vì chúng tôi yêu bạn <3